Lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa được chia thành 4 vùng chiến thuật và 1 biệt khu thủ đô. Sau gần 20 năm trưởng thành trong mưa bom bão đạn (tính tới năm 1973) Quân lực VNCH có 220.000 chủ lực quân gồm 11 Sư đoàn Bộ binh (1, 2, 3, 5, 7, 9, 18, 21, 22 và 25), 2 Sư đoàn Trừ bị là Sư đoàn Nhảy Dù và Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, 15 Liên đoàn Biệt Động Quân và Liên đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù thuộc Binh chủng Lực lượng Đặc Biệt.
Các quân binh chủng yểm trợ bao gồm: Pháo binh, Thiết giáp, Không Quân, Hải Quân.
Tổng cục Tiếp Vận đóng tại Sài Gòn gồm các cơ cấu Tiếp vận như Cục Quân Y, Quân Vận, Quân Cụ, Truyền tin Quân Bưu và Công Binh
Ngoài các lực lượng chính quy trên còn có 140.000 Địa phương Quân với 367 Tiểu Đoàn và 85 Đại đội Biệt Lập.
Quân lực VNCH tham gia tác chiến sau khi đã được đào tạo bài bản tại các trường quân sự chuyên nghiệp do các chuyên gia về quân sự và tướng lính tài ba đào tạo. Họ đã chiến đấu với một tinh thần vì nước vì dân và lời thề quốc gia thiêng liêng. Trong sâu thẳm lòng họ chẳng mong muốn được lịch sử ca tụng, nhưng sự thật dù bị vùi sâu đến mấy cũng có ngày lộ sáng. Những chiến công hiển hách một thời cho dù mong ước có một Việt Nam tự do đúng nghĩa đã bị đại khối Cộng sản đè nát vẫn luôn được lưu danh. Cộng sản đã từng kinh khiếp trước các Sư đoàn hùng hậu chiến đấu oai hùng và dũng mãnh. Trên cơ sở các nguồn tài liệu sưu tầm và thu thập được người viết xin trân trọng gửi tới quý độc giả về các quân binh chủng lẫy lừng này, ghi dấu ấn cho đời sau hiểu hơn và nể trọng.
Ozzie Nguyen (Bài viết được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau)
Suốt 20 năm hình thành và phát triển. 1954-1975, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã chiến đấu để chống lại Cộng sản Bắc Việt. Trong cuộc chiến tranh khốc liệt ấy, người lính miền Nam đã quên mình vì nước vì dân để chống lại mọi thế lực xâm lăng từ nhiều phía: Cộng sản bắc Việt, Trung Cộng xâm lược Hoàng Sa. Miền Nam những năm ấy, dưới ngọn cờ vẻ vang và nền chính trị bảo quốc an dân đã luôn sung túc, no ấm, Sài Gòn - thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa đã được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông, được bạn bè trong khu vực nể trọng. Thời gian dẫu đã trôi qua với biết bao biến cố thăng trầm của lích sử nhưng những gì VNCH đã làm, những gì người lính miền Nam đã làm sẽ còn sống mãi cho dù đã bị lịch sử của bên thắng cuộc bôi xóa, lăng mạ. Quay ngược lịch sử để trở về những năm tháng hào hùng ấy, xin được gửi vào đây những tình cảm quý mến và trân trọng nhất bằng những tái hiện đúng đăn nhất về một quân đội lừng danh một thuở: Quân lực Việt Nam Cộng Hòa
Khi sa lầy vào cuộc chiến với Cộng Sản, Pháp đẩy những người không Cộng sản ra đối đầu và gây chiến tranh với những người theo Cộng sản và thành lập quân đội cho Quốc Gia Việt Nam., đồng thuận bãi bỏ chế độ thuộc địa trên toàn đất nước, công nhận nước Việt Nam là một quốc gia thống nhất. Chính phủ Pháp đã hợp thức hóa quyết định đó bằng việc đưa Cựu hoàng Bảo Đại về nhậm chức Quốc Trưởng.
Tháng 3 năm 1949, sau thỏa hiệp Elysee được ký kết giữa chính phủ Pháp và đại diện Quốc gia Việt Nam, nước Việt Nam tự do, đầy sức trẻ dưới quyền lãnh đạo của Quốc Trưởng Bảo Đại được Pháp công nhận là Quốc Gia độc lập và Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập sau đó sát cánh cùng Quân đội Pháp chống lại Cộng Sản Việt Nam. Lực lượng Quân đội đó mang tên Quân đội Quốc Gia Việt Nam, lúc đầu, được đặt dưới quyền chỉ huy của Pháp và tướng lĩnh Việt Nam có quốc tịch Pháp, nổi bật nhất là Trung tướng Nguyễn Văn Hinh. Trong bối cảnh này, lịch sử đã từng quy kết tội bắt tay với thực dân Pháp, làm tay sai cho Pháp để bán nước, nhưng minh chứng lại cho thấy tầm nhìn chiến lược cho một Việt Nam tự do đã xuất hiện từ đó. Trong vòng 3 năm từ 1951 đến 1954 Quân đội Quốc Gia Việt Nam đã lớn mạnh rõ rệt và vững vàng. Ngày 1 tháng 5 năm 1952 Quân đội Quốc Gia Việt Nam chính thức được ra đời tại Sài Gòn, thủ đô hoa lệ của nước Việt Nam thống nhất, Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh làm Tổng Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc Gia Việt Nam, trụ sở nằm tại đại lộ Trần Hưng Đạo, Quận 5, Sài Gòn. Với năm năm tròn cho sự ra đời và phát triển Quốc trưởng Bảo Đại đã đem lại nền thống nhất cho đất nước dù chỉ trên danh nghĩa. Đây là một thành quả mang tính chiến lược của Chính phủ Quốc Gia Việt Nam vào thời điểm đó đặt nền móng cho những thay đổi lớn mạnh sau này.
Ngày 20 tháng 7 năm 1954 đánh dấu ngày quốc hận thứ nhất của dân tộc Việt Nam, Cộng sản Bắc Việt và thực dân Pháp đã ký kết hiệp định Geneve chia đôi đất nước, lấy vĩ tuyến 17 chay ngang sông Bến Hải làm ranh giới hai miền Nam-Bắc. Quân đội Quốc Gia Việt Nam no trẻ lúc bấy giờ phải tiếp nhận một vùng đất nghèo nàn lạc hậu sau những tháng ngày nằm dưới bàn tay của thực dân Pháp và tiếp tục sự nghiệp bảo quốc an dân mà chính phủ đã đề ra. Đây là một quãng thời gian cực kỳ khó khăn vì Chính phủ Quốc gia Việt Nam phải đối đầu với thế lực Cộng sản trên một nửa đất nước còn lại và đang năm rải rác trên vùng đất miền Nam Việt Nam. Ngày 1 tháng 7 năm 1955 Bộ Tổng Tham mưu của Quân đội Quốc gia Việt Nam chính thức được thành lập khai sinh một quân lực non trẻ mà sau này đã làm nên nhiều chiến công hiển hách trong công cuộc chiến đấu cho miền Nam tự do.
Năm 1955, sau cuộc Trưng cầu Dân ý, Ông Ngô Đình Diệm được bầu làm Tổng thống nền Đệ Nhất Cộng Hòa và Quân đội QGVN được đổi tên thành Quân lực VNCH với mục tiêu chiến lược nặng nề và vẻ vang: đập tan mọi cuộc xâm lăng của CSBV. Tháng 5 năm 1965 Hội đồng Quân lực đã quyết định chuyển giao quyền lãnh đạo và điều hành đất nước cho Chính phủ Dân sự, ông Phan Khắc Sửu làm Quốc trưởng và Ông Phan Huy Quát làm Thủ tướng. Nhưng chỉ sau 1 năm nắm quyền, Quốc trưởng đương nhiệm nhận thấy muốn Quốc Gia Việt Nam phát triển mạnh mẽ và đầy đủ sức mạnh chống lại CSBV, không còn cách nào khác là phải bàn giao cho Quân đội và Quân lực VNCH chính thức nắm quyền.
Ngày 12 tháng 6 năm 1965 Hội Đồng Quân Lực đã đề cử Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu đảm nhận chức vụ Chủ tịch Ủy Ban lãnh đạo Quốc Gia (tương đương Tổng thống), Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy Ban Hành pháp Trung Ương (tương đương Thủ tướng). Ngày 19 tháng 6 năm 1965 đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng của Quân lực VNCH, một chương mới hào hùng trong cuộc chống trả lại cả một đại khối Cộng sản của quân dân miền Nam mà Quân lực VNCH là thành phần chủ chốt mang trên vai sứ mệnh vẻ vang là xây dựng được một nền tự do, độc lập dân chủ cho đất nước.
Với sự trợ giúp của phe đồng minh, Quân lực VNCH ngày càng lớn mạnh với những thắng lợi trên nhiều vùng chiến tuyến. Bốn vùng chiến thuật của miền Nam Việt Nam luôn được giữ vững, kinh tế phát triển, đất đai trù phú, đời sống người dân no ấm, đặc biệt là thủ đô hoa lệ của VNCH. Lần lượt các chiến công hiển hách ghi danh các quân đoàn lớn của Quân lực VNCH như Mâu Thân 1968, chiến dịch tiến sang Campuchia đánh khu tiếp viện năm 1970, cuộc hành quân Hạ Lào, chiến dịch Lam Sơn 719. Và chiến thắng lừng lẫy nhất rung chuyển toàn thế giới thể hiện sức chiến đấu dũng mãnh của một Quân lực với sức trẻ: đó là cuộc chiến Mùa hè Đỏ Lửa 1972 tại thành cổ Quảng Trị, bảo về vững chắc miền đất Việt Nam tại giới tuyến 17.
Quân lực VNCH đã chiến đấu như thế đấy: anh dũng, kiên cường cho đến phút cuối nhưng có lẽ trên thế giới suốt bao năm binh biến chưa một đôi quân nào phải chiến đấu trong nỗi cơ cực như VNCH. Đổ máu, hy sinh mất mát nơi chiến trường cho lý tưởng và lời hứa Quốc Gia nhưng lại chịu những vết đau do bạn bè, đồng minh mang lại. Chính điều đó đã mang tới ngày quốc hận thứ hai 30 tháng 4 năm 1975, VNCH buộc phải buông súng hoàn toàn và lịch sử một phía đã tàn nhẫn với VNCH khi những người được cho là chiến thắng đã thẳng tay lăng mạ, sỷ nhục những người thua cuộc, đày ải họ và thân nhân gia đình họ. Hơn 30 năm sự thật ngủ vùi dưới bàn tay che đậy của CS, bị bôi nhọ không thương tiếc, miền Nam đã đau thương lại càng đau thương đến tột cùng. Có ai hỏi sau năm 1975 VNCH đi về đâu không: những chiến binh một thời băng minh trong lửa đạn, nhưng người đã bỏ lại thân xác tại chiến trường chỉ kịp bọc một tấm poncho, hay bỏ lại một phần thân thể của mình để phụng sự đất nước, phụng sự dân tộc, hậu phương của họ....đã đi về đâu???
Chiến thắng ư??? Chiến thắng nên cho mình cái quyền thẳng tay với bên thua cuộc: trại cải tạo, một cái tên trá hình cho cả một công cuộc trả thù ngoạn mục lên thân xác của chiến binh VNCH... Nơi ngọn đồi mang tên Nghĩa trang Quân đội, liệu người lính có thể ngủ yên khi mộ phần bị cày xới không thương xót. Hàng ngàn thương phế binh cung thân nhân chiến bình sống trong cảnh không nhà cửa bị coi thường rẻ mạt. Chế độ mới với cái tên CS thực chất là gì, đến nay khi sự thật đã dần lộ sáng, tất cả đều đã có câu trả lời cho mình. Ai là người chiến thắng, tất cả cũng đều hiểu.
Hôm nay, dưới Lá cờ vàng đại nghĩa, những người còn sống lành lặn dù ở xa nơi nào trên thế giới hay ngay tại đất nước Việt Nam, hãy cùng cắm nén nhang với một lòng tri ân kính trọng và tiếc thương tới những người đã khuất: các vị thần tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Hồ Ngọc Cẩn, Trung tá Cảnh sát Quốc Gia Nguyễn Văn Long, các Trung đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng, sỹ quan và các chiến sỹ Vị Quốc Vong Thân. Họ đã sống, đã chiến đấu và chết cao đẹp với lý tưởng của mình.
Ozzie Nguyen (Bài viết được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau)