1. Thành lập
Ngày 15 tháng 10 năm 1954, Tổng Thống Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh chính thức thành lập Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến (TQLC). Ban đầu là Tiểu Đoàn 1 và Tiểu Đoàn 2 thành lập năm 1955 cùng một Bộ chỉ huy binh chủng và một đại đội pháo binh. Đến tháng 9 năm 1957 Tiểu Đoàn 3 được thành lập và đến tháng 6 năm 1959 Liên Đoàn TQLCchính thức được thành lập với 2276 quân nhân và cùng Lữ đoàn Nhảy Dù hình thành lực lượng tổng trừ bị cơ động chiến lược của Quân đội VNCH, hoạt động khắp bốn vùng chiến thuật. Đầu năm 1961 quân số tăng lên 3321 người, chia thành 4 Tiểu Đoàn và các đơn vị yểm trợ. Năm 1963 Bộ Tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến đã thành lập để chỉ huy 2 Chiến Đoàn TQLC (gồm 5 Tiểu Đoàn) và 1 Tiểu Đoàn pháo binh, tách ra khỏi Hải Quân và trở thành một lực lượng tổng trừ bị của Quân lực VNCH.
Năm 1968 Thủy Quân Lục Chiến tham chiến trên 2 mặt trận Sài Gòn và Huế, lúc này Sư Đoàn TQLC được thành lập. Năm 1970, Sư Đoàn còn có 3 Lữ Đoàn và 9 Tiểu Đoàn Bộ Binh, 3 Tiểu Đoàn pháo binh, và một số Tiểu Đoàn yểm trợ tiếp vận với số quân trên 11000 người.
2. Hoạt động
Cuối năm 1953, Tiểu Đoàn 1 TQLC bắt đầu triển khai đối đầu với lực lượng Mặt trận Giải Phóng miền Nam Việt Nam. Năm 1960 Tổng thống Ngô Đình Diệm bổ nhiệm Đại úy Lê Nguyên Khang làm chỉ huy trưởng TQLC. Năm 1961, Tiểu Đoàn 4 được thành lập tại Vũng Tàu, cách Sài Gòn về phía Nam 60km cùng các đơn vị Hải Quân nhận nhiệm vụ truy quét Rừng U Minh. Năm 1964 đánh dấu một năm hoàn toàn thất bại của TQLC. Cuối tháng 12 năm 1964, lực lượng Mặt trận Giải Phóng chiếm Bình Giã. Các đơn vị Biệt Động Quân và TQLC được lệnh tái chiếm, Đại đội 2 TQLC rơi vào phục kích, 3 đại đội còn lại trên đường tiếp viện khi qua rừng cao su cũng bị phục kích, Tiểu Đoàn 4 mất sức chiến đấu, thương vong đến 60%.
Mùa hè năm 1970 TQLC được điều động tới phía Bắc tỉnh Quảng Trị. Năm 1971, TQLC tiến hành chiến dịch ở cấp Sư Đoàn, trong chiến dịch Lam Sơn 719 với mục tiêu cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh tại Tchepone, Lào. Ngày 18 tháng 3 năm 1971, TQLC từ căn cứ hỏa lực Delta lần đầu tiên chạm trán Cộng sản Bắc Việt. Ngày 21 tháng 3 năm 1971 TQLC bị vây hãm ở Delta và phải phá vây rút lui về biên giới Việt Nam.
Tháng 3 năm 1975, TQLC đã bố trí lực lượng ở phía Nam Quảng Trị để phối hợp phòng thủ Đà Nẵng. Đến tháng 4 năm 1975, các đơn vị Quân lực VNCH đóng tại Đà Nẵng bắt đầu tan rã, chỉ còn Lữ Đoàn TQLC còn giữ được hàng ngũ.
Chiến thắng Đầm Dơi của Tiểu Đoàn 2 là chiến thắng lớn nhất của Quân lực VNCH năm 1963. Ngày 31 tháng 12 năm 1964 Tiểu Đoàn 4 tham gia trận Bình Giã gây cho Cộng sản nhiều tổn thất nhưng cũng thiệt hại nặng. Ngay 8 tháng 4 năm 1965 chiến thắng Phụng Dư, Bình Định, Tiểu Đoàn 2 đánh tan một Trung Đoàn Sao Vàng và được Tổng thống Ngô Đình Diệm ân thưởng Đệ Tứ Đẳng bảo Quốc Huân Chương kèm theo Anh Dũng Bội Tinh.
Tết Mậu Thân 1968, tất cả các Tiểu Đoàn đều lập nhiều chiến công. Tiểu Đoàn 6 đánh tan Cộng sản ở khu Bình Hòa, Tiểu Đoàn 2 tiêu diệt hầu hết những đơn vị xâm nhập vào những nơi trọng yếu tại Đô thành. Tháng 7 năm 1970 Lữ Đoàn 369 hành quân giải tỏa áp lực địch trên Quốc lộ 4 từ Nam Vang đi Hải Cảng Sihanouk Ville. Tiểu Đoàn 8 và Tiểu Đoàn 9 đã hoàn thành nhiệm vụ sau những cuộc đọ súng ác liệt trên vùng đồi núi 2 bên quốc lộ.
Tiểu đoàn 4 Kình Ngư |
Chiến thắng Thành cổ Đinh Công Tráng |
Đầu tháng 4 năm 1972, Lữ Đoàn 258 lập chiến công lớn trong dịp lễ Phục sinh, trận đánh với Bộ Binh và chiến xa Bắc Việt ở Pedro và Ái Tử của Lữ Đoàn 258. Đầu tháng 5 năm 1972 Lữ Đoàn 369 do Đại tá Phạm Văn Chung chỉ huy các Tiểu Đoàn 2, Tiểu Đoàn 5 và Tiểu Đoàn 9 đã giữ vững tuyến Mỹ Chánh, ngăn chặn lực lượng hùng hậu của Cộng sản Bắc Việt có ý định tiến đánh Huế.
Ngày 28 tháng 6 năm 1972, Hành quân tái chiếm Quảng Trị ở cấp Sư Đoàn. Quảng Trị mãi ghi danh những người lính của Sư Đoàn TQLC. Trong tác phẩm Mùa hè đỏ lửa, nhà văn Phan Nhật Nam đã viết: " Người đời sau nói đến Quảng Trị không thể nào không nhắc đến Binh đoàn TQLC với những người lính Mũ Xanh anh dũng đã làm tròn nhiệm vụ được giao phó."".
Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến: một trong những đơn vị oai hùng trên tất cả mặt trận khắp 4 vùng
chiến thuật và ngoại biên. Lịch sử Quân lực Miền Nam mãi mãi ghi nhớ chiến công
của Thủy Quân Lục Chiến tại Đầm Dơi (An Xuyên), Huế, Quốc lộ 9 và đặc biệt là
Thành Cổ Đinh Công Tráng (Quảng Trị)...
Ozzie Nguyen
(Bài viết được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau)
Ozzie Nguyen
(Bài viết được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau)
No comments:
Post a Comment