Sunday, June 22, 2014

Hải Quân VNCH - lực lượng yểm trợ hùng mạnh


Hải Quân Việt Nam (HQVN) sinh trưởng vào đúng giai đoạn tinh thần dân tộc tự quyết trên toàn Thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang lên cao, và bộ mặt thật cùng tham vọng bá quyền của CSBV đã hiện nguyên hình.

Năm 1950, một số thanh niên VN được tuyển mộ và gửi sang Pháp học ngắn hạn tại trường Sỹ quan HQ Brest. Nhưng không may, thời tiết miền Bắc nước Pháp năm đó lạnh đột ngột, khóa sinh VN không đủ thể lực để chịu đựng các khóa huấn luyện ngoài khơi, không có SVSQ nào tốt nghiệp.


Năm 1951, Dự án về Trung tâm  Huấn luyên Hải Quân (HLHQ) VN được khởi xướng. Năm 1952, 350 thanh niên ViN được HQ tuyển mộ. Phần lớn khóa sinh được thụ huấn tại VN, một số ít được dự trù gửi sang huấn luyện tại trường SQHQ Pháp tại Brest. Ngày 12 tháng 7 năm 1952, Trung tâm HLHQ Nha Trang bắt đầu khóa 1 Thủy thủ chuyên nghiệp gồm 150 khóa sinh và sau đó 25 khóa sinh ưu tú được lựa chọn để theo khóa 1 Hạ Sỹ quan. Khoảng tháng 10 năm 1952, việc xây dựng TTHL tạm xong. Ngày 01 tháng 11 năm 1952, TTHLHQ Nha Trang khai giảng khóa 2 SQHQ gồm 12 SVSQ ngành chỉ huy, 4SVSQ ngành cơ khí. Đến tháng 7 năm 1953 khai giảng khóa 3. Về phần huấn luyện Hạ Sỹ quan lúc đầu Hải Quân không mở thẳng những cuộc thi tuyển từ ứng viên dân chính. TTHLHQ Nha Trang được ủy thác quyền chọn lựa các thủy thủ học viên xuất sắc nhất để tạo thành các HSQ chuyên nghiệp. Cho tới năm 1953 VN vẫn chưa có tàu, các tân sỹ quan và thủy thủ VN tập sự trên các chiến hạm của Pháp.


Sau nhiều khó khăn, cuối cùng HQVN cũng được chính thức ra đời vào ngày 10 tháng 4 năm 1953. Hải Quân lúc đó rất nhỏ nhoi, quân số chỉ chiếm vào khoảng 1/2 của 1% quân lực, tình trạng không những yếu ớt mà còn bị xé lẻ. Ngày 11 tháng 2 năm 1953 đánh dấu một ngày quan trọng khi Thủ tướng Bửu Lộc tháp tùng bởi Bộ trưởng Quốc phòng Phan Huy Quát của VN và Bộ tưởng Quốc phòng Pleven của Pháp đến chủ tọa buổi lễ tại bờ sông Sài Gòn thì Quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ được kéo lên trên 3 chiến hạm M655 Aubepine, M656 Belladone và M657 Digitale. Số tàu và tên tàu sau đó được đổi sang HQ111 Hàm Tử, HQ112 Chương Dương, HQ113 Bạch Đằng. Hình ảnh này được trình bày trên tờ báo Documents VN No 70 ngày 1 er Mars 1954 phát hành tại Pháp.

Trong những năm đầu mới thành lập, các Sỹ quan HQVN chỉ mới tốt nghiệp từ quân trường. Vì cấp bậc còn quá thấp, Sỹ quan HQVN không đủ thâm niên để nắm giữ bất cứ một chức vụ quan trọng nào.Khoảng cuối năm 1955, khi HQ Pháp bắt đầu chuyển giao quyền chỉ huy các đơn vị thuộc Giang lực của VN, quân số HQVN rất khiêm tốn. Vào năm 1956, nếu không kể đến Hạm đội Pháp tại Viễn Đông, HQ Đại tá Recher là SQ thâm niên hiện diện tại HQ Pháp trên bờ. Ông đảm nhiệm hai chức vụ Phụ tá HQ cho Tổng Tham mưu trưởng và quyền chỉ huy HQVN. Ngày 1 tháng 7 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm bổ nhiệm Thiếu tướng Trần Văn Đôn vào chức vụ Trưởng ban HQVN thay thế Đại tá Recher. Vào ngày 20 tháng 8 năm 1955 Thủ tướng Ngô Đình Diệm chính thức bổ nhiệm HQ Thiếu tá Lê Quang Mỹ vào chức vụ Trưởng ban HQ cạnh Tổng TMT Quân đội QGVN (thay Tướng Đôn) để chỉ huy HQ và TQLC. Ngày 23 tháng 10 năm 1955 trong cuộc trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại, và bầu ông Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng, 98% cử tri tán thành. Tân Quốc trưởng Ngô Đình Diệm tuyên bố Hiến ước tạm thời tại Dinh Độc Lập ngày 26 tháng 10 năm 1955: Việt Nam là nước Cộng Hòa, Quốc trưởng lấy danh hiệu là Tổng thống VNCH. HQVN danh xưng mới là Hải Quân VNCH.



Năm 1956 đánh dấu sự chấm dứt lệ thuộc nước Pháp, lực lượng HQ Pháp tại Viễn Đông chính thức giải tán vào ngày 26 tháng 4 năm 1956. Trong khi hai chính phủ Pháp và VN đang đối đầu về chính trị, với tư cách Tư lệnh HQ một quốc gia độc lập, HQ Thiếu tá Lê Quang Mỹ ký ngay lệnh bổ nhiệm các SQ HQVN nắm lấy hết quyền chỉ huy của SQ Pháp trên chiến hạm cũng như tại mọi đơn vị khác kể cả TQLC. Trong năm 1964, HQ VNCH đã tổ chức các cuộc hành quân ra ngoài Bắc vỹ tuyến 17. Các cảm tử quân Biệt Hải đã lập được nhiều chiến tích qua một số cuộc đọt kích xâm nhập vào khu vực Duyên Hải miền Bắc có căn cứ của CSBV. Ngày 3/8/1964 một toán đặc nhiệm Biệt Hải đã tấn công bằng pháo vào đài radar chính của CS tại mũi Vinh Sơn, phía nam thị xã Vinh. Năm 1965 CSBV gia tăng các cuộc tấn công vào miền Nam Việt Nam. Chúng lén lút đưa người và vũ khí xâm nhập miền Nam bằng đường biển. Ngày 19 tháng 2 năm 1965 HQ VNCH đã đánh chìm một tàu của CSBV tại Vũng Rô, tịch thu nhiều chiến lợi phẩm. Tình hình chiến sự ngày càng leo thang bằng các cuộc xâm nhập của CSBV trên khắp 4 vùng chiến thuật. Quân đội chính thức đứng ra lãnh đạo Quốc gia vào ngày 19 tháng 6 năm 1955 và từ đây Quân đội quy định rõ ràng 3 quân chủng: Hải - Lục - Không Quân. Đại tướng Cao Văn Viên tạm thời kiêm nhiệm chức vụ Tư lệnh HQVN trong hai tháng 8 và 9 năm 1966.

Ozzie Nguyen
(bài viết được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn)

No comments:

Post a Comment