Tuesday, October 28, 2014

Hình ảnh các vị chính khách, tướng lãnh thời VNCH

Thủ Tướng Phan Khắc Sửu và Tướng Nguyễn Khánh
Thủ tướng Phan Khắc Sửu, Tướng Dương Văn Minh và Tướng Nguyễn Khánh

Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh trao quyền lại cho Phan Khắc Sửu

Ngoại trưởng Trần Chánh Thành
Thủ tướng Trần Văn Hương và Tướng Richard E Stillwell

Tướng Nguyễn Đức Thắng


Tướng Tôn Thất Xứng, Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Đại tá Jasper Wilson và Đại tá Nguyễn Chánh Thi


                                                                    Đại tá Lodge


                               Ứng cử viên Nguyễn Văn Thiệu vận động trang cử





                                                       Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Oánh




                                       Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Đỗ Cao Trí


                                    Tướng Hoàng Xuân Liêm và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu 




                                                    Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thăm một làng nhỏ ở miền Trung

(Còn tiếp)
              
                          

Sunday, June 22, 2014

Hải Quân VNCH - lực lượng yểm trợ hùng mạnh


Hải Quân Việt Nam (HQVN) sinh trưởng vào đúng giai đoạn tinh thần dân tộc tự quyết trên toàn Thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang lên cao, và bộ mặt thật cùng tham vọng bá quyền của CSBV đã hiện nguyên hình.

Năm 1950, một số thanh niên VN được tuyển mộ và gửi sang Pháp học ngắn hạn tại trường Sỹ quan HQ Brest. Nhưng không may, thời tiết miền Bắc nước Pháp năm đó lạnh đột ngột, khóa sinh VN không đủ thể lực để chịu đựng các khóa huấn luyện ngoài khơi, không có SVSQ nào tốt nghiệp.


Năm 1951, Dự án về Trung tâm  Huấn luyên Hải Quân (HLHQ) VN được khởi xướng. Năm 1952, 350 thanh niên ViN được HQ tuyển mộ. Phần lớn khóa sinh được thụ huấn tại VN, một số ít được dự trù gửi sang huấn luyện tại trường SQHQ Pháp tại Brest. Ngày 12 tháng 7 năm 1952, Trung tâm HLHQ Nha Trang bắt đầu khóa 1 Thủy thủ chuyên nghiệp gồm 150 khóa sinh và sau đó 25 khóa sinh ưu tú được lựa chọn để theo khóa 1 Hạ Sỹ quan. Khoảng tháng 10 năm 1952, việc xây dựng TTHL tạm xong. Ngày 01 tháng 11 năm 1952, TTHLHQ Nha Trang khai giảng khóa 2 SQHQ gồm 12 SVSQ ngành chỉ huy, 4SVSQ ngành cơ khí. Đến tháng 7 năm 1953 khai giảng khóa 3. Về phần huấn luyện Hạ Sỹ quan lúc đầu Hải Quân không mở thẳng những cuộc thi tuyển từ ứng viên dân chính. TTHLHQ Nha Trang được ủy thác quyền chọn lựa các thủy thủ học viên xuất sắc nhất để tạo thành các HSQ chuyên nghiệp. Cho tới năm 1953 VN vẫn chưa có tàu, các tân sỹ quan và thủy thủ VN tập sự trên các chiến hạm của Pháp.


Sau nhiều khó khăn, cuối cùng HQVN cũng được chính thức ra đời vào ngày 10 tháng 4 năm 1953. Hải Quân lúc đó rất nhỏ nhoi, quân số chỉ chiếm vào khoảng 1/2 của 1% quân lực, tình trạng không những yếu ớt mà còn bị xé lẻ. Ngày 11 tháng 2 năm 1953 đánh dấu một ngày quan trọng khi Thủ tướng Bửu Lộc tháp tùng bởi Bộ trưởng Quốc phòng Phan Huy Quát của VN và Bộ tưởng Quốc phòng Pleven của Pháp đến chủ tọa buổi lễ tại bờ sông Sài Gòn thì Quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ được kéo lên trên 3 chiến hạm M655 Aubepine, M656 Belladone và M657 Digitale. Số tàu và tên tàu sau đó được đổi sang HQ111 Hàm Tử, HQ112 Chương Dương, HQ113 Bạch Đằng. Hình ảnh này được trình bày trên tờ báo Documents VN No 70 ngày 1 er Mars 1954 phát hành tại Pháp.

Trong những năm đầu mới thành lập, các Sỹ quan HQVN chỉ mới tốt nghiệp từ quân trường. Vì cấp bậc còn quá thấp, Sỹ quan HQVN không đủ thâm niên để nắm giữ bất cứ một chức vụ quan trọng nào.Khoảng cuối năm 1955, khi HQ Pháp bắt đầu chuyển giao quyền chỉ huy các đơn vị thuộc Giang lực của VN, quân số HQVN rất khiêm tốn. Vào năm 1956, nếu không kể đến Hạm đội Pháp tại Viễn Đông, HQ Đại tá Recher là SQ thâm niên hiện diện tại HQ Pháp trên bờ. Ông đảm nhiệm hai chức vụ Phụ tá HQ cho Tổng Tham mưu trưởng và quyền chỉ huy HQVN. Ngày 1 tháng 7 năm 1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm bổ nhiệm Thiếu tướng Trần Văn Đôn vào chức vụ Trưởng ban HQVN thay thế Đại tá Recher. Vào ngày 20 tháng 8 năm 1955 Thủ tướng Ngô Đình Diệm chính thức bổ nhiệm HQ Thiếu tá Lê Quang Mỹ vào chức vụ Trưởng ban HQ cạnh Tổng TMT Quân đội QGVN (thay Tướng Đôn) để chỉ huy HQ và TQLC. Ngày 23 tháng 10 năm 1955 trong cuộc trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại, và bầu ông Ngô Đình Diệm làm Quốc trưởng, 98% cử tri tán thành. Tân Quốc trưởng Ngô Đình Diệm tuyên bố Hiến ước tạm thời tại Dinh Độc Lập ngày 26 tháng 10 năm 1955: Việt Nam là nước Cộng Hòa, Quốc trưởng lấy danh hiệu là Tổng thống VNCH. HQVN danh xưng mới là Hải Quân VNCH.



Năm 1956 đánh dấu sự chấm dứt lệ thuộc nước Pháp, lực lượng HQ Pháp tại Viễn Đông chính thức giải tán vào ngày 26 tháng 4 năm 1956. Trong khi hai chính phủ Pháp và VN đang đối đầu về chính trị, với tư cách Tư lệnh HQ một quốc gia độc lập, HQ Thiếu tá Lê Quang Mỹ ký ngay lệnh bổ nhiệm các SQ HQVN nắm lấy hết quyền chỉ huy của SQ Pháp trên chiến hạm cũng như tại mọi đơn vị khác kể cả TQLC. Trong năm 1964, HQ VNCH đã tổ chức các cuộc hành quân ra ngoài Bắc vỹ tuyến 17. Các cảm tử quân Biệt Hải đã lập được nhiều chiến tích qua một số cuộc đọt kích xâm nhập vào khu vực Duyên Hải miền Bắc có căn cứ của CSBV. Ngày 3/8/1964 một toán đặc nhiệm Biệt Hải đã tấn công bằng pháo vào đài radar chính của CS tại mũi Vinh Sơn, phía nam thị xã Vinh. Năm 1965 CSBV gia tăng các cuộc tấn công vào miền Nam Việt Nam. Chúng lén lút đưa người và vũ khí xâm nhập miền Nam bằng đường biển. Ngày 19 tháng 2 năm 1965 HQ VNCH đã đánh chìm một tàu của CSBV tại Vũng Rô, tịch thu nhiều chiến lợi phẩm. Tình hình chiến sự ngày càng leo thang bằng các cuộc xâm nhập của CSBV trên khắp 4 vùng chiến thuật. Quân đội chính thức đứng ra lãnh đạo Quốc gia vào ngày 19 tháng 6 năm 1955 và từ đây Quân đội quy định rõ ràng 3 quân chủng: Hải - Lục - Không Quân. Đại tướng Cao Văn Viên tạm thời kiêm nhiệm chức vụ Tư lệnh HQVN trong hai tháng 8 và 9 năm 1966.

Ozzie Nguyen
(bài viết được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn)

Thursday, June 19, 2014

Trả lại sự thật và danh dự cho người lính miền Nam, Vinh danh Ngày Quân lực


(Tiếp theo và hết)

Nhưng thực sự mảnh đất miền Nam Việt Nam chưa bao giờ được bình yên. Suốt 2 năm đảo chánh liên miên, Quân đội chỉ kịp làm yên lòng dân, chỉ kịp kiện toàn lực lượng và lại bước vào cuộc chiến mới - cuộc chiến giữ gìn mảnh đất Tư do trước cuộc xâm lăng của CSBV. Trong cuộc chiến đấu sống còn đó lý tưởng và danh dự của Người lính càng được sáng tỏ trong niềm hãnh diện chung của quân và dân miền Nam. CSBV với chiêu bài "giải phóng" đã đưa cả miền Nam vào biển máu, chúng xem những người Việt Quốc gia yêu nước là kẻ thù và không tiếc lời, giấy mực bôi nhọ chiến sỹ Quốc gia: nào là lính đánh thuê, nào là Ngụy; chúng miệt thị lính VNCH là hèn nhát, cướp của, giết người. Hai mươi năm, để thực hiện mưu đồ chính trị của CSQT , xâm lăng bằng mọi giá mảnh đất miền Nam, CSBV đã đem xương máu của cả triệu đồng bào miền Bắc ra phục vụ chúng, trong khi chiến sỹ VNCH cho đến phút sau cùng họ đã anh dũng chiến đấu, bảo vệ giang sơn còn lại của Tổ quốc, không bao giờ hèn với giặc, chưa từng ác với dân, không sang nhượng một tấc đất quê hương cho giặc ngoại bang, làm tròn trách nhiệm dưới Lá cờ Tổ quốc thiêng liêng.

Miền Nam huy hoàng tươi đẹp từng được bạn bè khu vực ngưỡng mộ, một Quân lực hùng mạnh đứng hàng thứ 5 Thế giới bỗng chốc sụp đổ chỉ vì quyền lợi của những cường quốc và tham vọng thỏa hiệp trên bàn cờ Quốc tế. Đồng minh bỏ mặc họ bằng Hiệp định Paris 1973 ngưng tiếp tế vũ khí, quân sự và sức lực khiến họ mất niềm tin chiến đấu, tạo điều kiện thuận lợi cho CSBV cưỡng chiếm miền Nam. Đau đơn đấy, uất hận đấy mà họ vẫn ngoan cường chiến đấu trong đơn độc với kẻ thù mạnh và đông đảo hơn vạn lần, vũ khí tối tân hơn vạn lần. Họ, phải chính họ bị xoay vần trong cơn bão CS điên cuồng và khát máu. Họ thất trận không phải vì thua kém mà vì không có cơ hội  để chiến đấu. Chấp nhận cái thế của kẻ bại trận để bảo vệ đến cùng người dân của mình, họ tiếp tục bị bôi nhọ không thương tiếc bởi bàn tay, bởi ngòi bút của những kẻ ngụy trí thức. Nào là một quân đội tồi tệ tham nhũng, tướng tá trụy lạc quân nhân vô kỷ luật, hèn nhát, hà hiếp dân, cướp của dân. Chúng đưa hình ảnh của người lính VNCH dìm xuống tận bùn đen mà không cho họ có cơ hội được giải thích. Bộ mặt hiền từ thánh thiện của kẻ "chiến thắng" dần dần lộ ra là những kẻ tiểu nhân, khát máu. Thế giới đã từng tin vào luận điệu của CSVN thì nay sửng sốt. Hình ảnh "trại cải tao", nơi CS dùng để trả thù người lính VNCH, mọc lên khắp nơi từ Bắc vào Nam không còn xa lạ trên báo đài quốc tế. Cả miền Nam đau thương nếm mùi giải phóng để rồi hàng triệu người phải bỏ nước ra đi tìm lại hai chữ "tự do" mong manh và một phần ba trong số ấy đã nằm lại trong lòng biển cả. Hàng ngàn thương binh què cụt mang trên mình nhiều thương tích đang điều trị tại các quân y viện trong ngày Sài Gòn bị cưỡng chiếm đã bị CS đẩy ra đường để nhường chỗ cho thương binh của chúng. Bao nhiêu nghĩa trang quân đội bị CS tàn phá, lăng nhục.

Những người lính VNCH suốt những năm tháng chiến đấu dưới lá cờ đại nghĩa chỉ biết cầm súng giữ trọn lời thề với nước với dân, chứ không quen cầm bút viết lịch sử để ca tụng chính bản thân mình. Thế nên một ngày có được tiếng cảm ơn hay trả về họ danh dự thì đó cũng chỉ là sự bừng tỉnh của thế giới khi đã biết được toàn bộ sự thật và ý nghĩa của cuộc chiến mà cả mảnh đất miền Nam phải bán mạng để bảo vệ. Dưới chế độ CS đầy bạo tàn và tận tuyệt, con người mất hết nhân tính, những hậu phương năm nào đã từng thần thánh, ca tụng thậm chí giúp sức chúng đã muộn màng nhận ra và tưởng nhớ hào khí của người lính VNCH.


Tướng Westmoreland đã có lời xin lổi cựu quân nhân QLVNCH
“Chúng ta không thua tại Việt Nam, nhưng chúng ta đã không giữ đúng lời cam kết đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.”
“Thay mặt cho quân đội Hoa Kỳ, tôi xin lỗi các bạn cựu quân nhân của Quân Lực Miền Nam Việt Nam vì chúng tôi đã bỏ rơi các bạn.”

(On behalf of the United States Armed Forces, I would like to apologize to the veterans of the South Vietnamese Armed Forces for abandoning you guys.)

Đài tưởng niệm các chiến sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam mọc lên khắp nơi, hình ảnh người lính VNCH đã chiến đấu cho tự do cũng được vinh danh trang trọng trong các ngày kỷ niệm đặc biệt là ngày Quân lực hàng năm trên toàn thế giới. Rất nhiều trí thức mới, tác giả đã dần nhận thức đúng đắn hình ảnh người lính mà họ vẫn yêu thương gọi là "bé nhỏ", "nhưng có tấm lòng dũng cảm bao la, lý tưởng cao cả vì dân vì nước". Trên tiêu đề Heroic Allies tạp chí Việt Nam tháng 8 năm 1964 tác giả Hary F.Noyes đã viết: "Thật đau lòng khi có nhiều cựu binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam lại đi cấu kết với đám phản chiến, với những tên trốn dịch và bọn chính khách hoạt đầu, xúm nhau vào bôi nhọ một quân lực không có một cơ hội để tự bào chữa. Nhục mạ một quân đội bị phả bội vì chính đồng minh của mình, hành động đó thật đê tiện, bất xứng." Hơn 250.000 chiến sỹ VNCH đã bỏ mình trong cuộc chiến, họ đã vì dân vì nước mà hy sinh thân mình. Anh linh của họ cùng hồn thiêng sông núi sẽ luôn yểm trở cho thế hệ đấu tranh mới vững vàng chiến đấu. Lịch sử đã chứng minh sức mạnh không chỉ nằm ở vũ khí, quân sự mà nằm ở lòng người cùng chí hướng.

Xưa người lính băng mình trong khói lửa để bảo quốc an dân thì nay những người lính già còn lại sau cuộc chiến và hậu duệ của họ vẫn kiên tâm bền bỉ đấu tranh cho một nền tự do đúng nghĩa mà họ hằng mong muốn. Trong ngày Quân lực 19/6 này xin nghiêng mình trước các anh những người lính VNCH đã hy sinh vì đại nghĩa dân tộc Việt, xin chân thành biết ơn đồng bào khắp mọi nẻo đường viễn xứ đã và đang hướng về họ, NGƯỜI LÍNH BẤT DIỆT. Hồn thiêng của họ đã quyện trong hồn thiêng của Đất nước Việt Nam. Xin cảm ơn và tri ân các anh, những người lính già luôn một lòng hướng về Tổ quốc, chưa một lần quên lời thề 6 chữ vàng: TÔ QUỐC-DANH DỰ-TRÁCH NHIỆM. Và trân trọng tri ân các bà quả phụ, cô nhi và thương binh VNCH còn  kẹt lại nơi quê nhà. Kính chúc tất cả sức khỏe trong ngày kỷ niệm này




HA
(bài viết được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau)

Wednesday, June 18, 2014

Lịch sử ra đời Ngày Quân lực



Quân lực VNCH chính thức ra đời vào những ngày cuối năm 1954 sau ngày Hiệp định Geneve được ký kết giữa Pháp và CSVN. Các quân binh chủng lúc này lần lượt được Pháp chuyển về cho Việt Nam đồng thời các cơ sở hành chính, cảnh sát, công an, tư pháp đồng loạt được trả cho Việt Nam và từ đó ngay 26/10 hàng năm thời Đệ Nhất Cộng Hòa được chọn là ngày Quốc khánh.

Ngay sau đó các Bộ Tổng tham mưu hỗn hợp Pháp-Việt được cải tổ và cải danh thành Bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH, các Bộ Tư lệnh Quân khu đổi thành Bộ Tư lệnh Quân đoàn. Đến đầu năm 1958 các đơn vị Sư đoàn Khinh chiến, Dã chiến được đổi thành các Sư đoàn Bộ Binh, các Lữ đoàn TQLC, Liên đoàn Nhảy dù cũng bành trướng thành các Sư đoàn Tổng Trừ bị vào cuối năm 1965, các Đại đội Biệt Động Quân được thành lập thành Tiểu đoàn rồi Liên đoàn và Sư đoàn; các chiến hạm Hải Quân do Quân đội Pháp để lại được thay thế bằng những chiến hạm tân tiến, thành lập các Bộ Tư lệnh Hải Quân vùng; Sư đoàn Không Quân ra đời được trang bị các Phản lực cơ siêu âm với các Phi đoàn. Với sự lớn mạnh từng ngày Quân lực VNCH xứng đáng là một quân lực tinh nhuệ và hùng hậu đứng vào hàng thứ 5 trên thế giới.

Và rồi những cơn bão chính trị đã dần cuốn Quân lực VNCH vào vòng xoáy mạnh mẽ của nó. Ngày 1 tháng 11 năm 1963, Trung tướng Dương Văn Minh cùng số đông các tướng lãnh và các cấp chỉ huy các đơn vị xung quanh Sài Gòn đã lật đổ chế độ của Tống thống Ngô Đình Diệm, hình thành chính phủ của Đốc Phủ sứ Nguyễn Ngọc Thơ (Phó tổng thống của Tổng thống Ngô Đình Diệm). Tuy nhiên thật không may, chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ lại là một chính phủ bè phái với những âm mưu lật đổ mới và gây chia rẽ. Nhưng những âm mưu đó chỉ đang trong giai đoạn thai nghén đã bị Trung tướng Trần Thiện Khiêm Tư lệnh Quân đoàn 3 cùng Trung tướng Nguyễn Khánh Tư lệnh Quân đoàn 1, Đại tá Nguyễn Chánh Thi Tư lệnh phó Quân đoàn 1 dùng ưu thế quân đội dập tắt. Ngày 31 tháng 1 năm 1964 Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ bị lật đổ hoàn toàn, toàn bộ tướng lãnh chủ mưu bị bắt. Dân chúng lúc này thực sự hoài nghi về nên chính trị tại Sài Gòn, thủ đô miền Nam Việt Nam.

Ngày 13 tháng 9 năm 1964 Đảng Đại Việt đảo chánh do Đại tá Huỳnh Văn Tốn Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ Binh và Trung tướng Dương Văn Đức Tư lệnh Quân đoàn 4 chủ mưu. Tướng Nguyễn Văn Thiệu lúc đó đang làm  Tham Mưu trưởng liên quân tại Bộ Tổng tham mưu không có quân trong tay đã phải cầu cứu Thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ Binh về Sài Gòn dẹp đảo chánh. Cuộc phản công thành công dễ dàng. Đến ngày 19 tháng 2 năm 1965, Thiếu tướng Lâm Văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo lại diễn thêm một màn kịch đảo chính tại Sài Gòn nhưng cũng lại bị dẹp tan dưới tay của Thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi. Với tư cách là Tư lệnh Quân đoàn Giải phóng Thủ đô, Thiếu tướng Nguyễn Chánh Thi đã yêu cầu Quốc trưởng Phan Khắc Sửu miễn nhiệm Tướng Nguyễn Khánh, ép tướng Khánh xuất ngoại với lý do trị bệnh, giao lại chức vụ Tổng Tham mưu trưởng Quân lực VNCH cho Trung tướng Trần Văn Minh.

Ngày 25 tháng 2 năm 1965, sau một năm khuấy đảo nên chính trị tại Đô thành Sài Gòn, Tướng Nguyễn Khánh lên đường lưu vong. Cùng ngày Thủ tướng Phan Huy Quát thành lập chính phủ mới. Nhưng sau 4 tháng cầm quyền đầy rối loạn, chính phủ chính thức trao quyền điều hành Quốc gia cho Quân đội. Ngày 6 tháng 6 năm 1965 Hội đồng Quân lực nhóm họp khẩn cấp do toàn bộ các Tướng lãnh Việt Nam điều khiển và sẵn sàng tiếp nhận vai trò lãnh đạo đất nước, điều khiển Quốc gia với Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu Tham mưu trưởng Liên Quân làm Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc Gia (Quốc trưởng), Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ Tư lệnh Không Quân làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung Ương (Thủ tưởng) và lấy ngày 19/6 hàng năm là ngày Quân lực cùng bản Quốc ca nổi tiếng hào hùng.

Năm 1966 là năm đầu tiên lấy ngày 19 tháng 6 là ngày Quân lực với một cuộc diễu binh rất quy mô mang lại niềm tin mãnh liệt ở sức mạnh của Quân đội cho dân chúng, làm ăn lòng dân sau những năm tháng chính trị bất ổn.

(Còn tiếp)
HA
(thông tin được phân tích và tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu)

Thursday, May 8, 2014

Đại tá Ngô Thế Linh, chiến sỹ tình báo thầm lặng của QLVNCH

Đại tá Ngô Thế Linh sinh ngày 6 tháng 12 năm 1928 tại làng Thổ Hoàng, quận Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh thuộc miền Bắc Việt Nam. Trong những năm tháng đầu tiên tham gia chống cộng ở miền Bắc (1946 - 1949) ông đã cùng Linh mục Cao Văn Luận chống lại những ảnh hưởng của Việt Minh. Năm 21 tuổi, bị Việt Minh lùng bắt ráo riết ông đã trốn vào Nam. Năm 1953 ông tốt nghiệp Sinh viên Sỹ Quan Khóa 3 Thủ Đức, với cấp bậc Thiếu úy ông về công tác tại Bộ chỉ huy Quân khu 2 Huế và bắt đầu sự nghiệp sỹ quan tình báo.

Cả cuộc đời của ông gắn liền với cuộc đấu tranh đánh phá CSBV phục vụ nền Tự do và Dân chủ cho Việt Nam Cộng Hòa. Cuối năm 1956, Nha Tổng Nghiêm Huấn Bộ Quốc Phòng giải tán. Vào đầu năm 1957, sau khi ổn định chính quyền, Tổng thống Ngô Đình Diệm vinh thăng cấp bậc Thiếu tá cho Đại Úy Lê Quang Tung thuộc Sở An Ninh Quân Đội, gửi đi tu nghiệp nước ngoài. Trở về nước năm 1958, Thiếu tá Lê Quang Tung được vinh thăng Đại tá và được Tổng thống bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Liên lạc trực thuộc Phủ Tổng thống. Cũng trong thời gian này, sau khi chỉ huy nhiều công tác ra Bắc, được sự tín nhiệm của Tổng thống Diệm, Cố vấn Nhu, ông William Colby và Đại tá Lê Quang Tung, Đại Úy Ngô Thế Linh được giao phó nhiệm vụ Trưởng Phòng 45 (Phòng E). Đầu năm 1959, qua sắc lệnh của Tổng thống Ngô Đình Diệm, Đại úy Ngô Thế Linh thành lập Sở Bắc (từ Phòng 45) và cũng là vị Chỉ huy trưởng duy nhất của Sở. Sở Bắc là một tổ chức tối mật trực thuộc Sở Liên lạc, Phủ Tổng thống, trực tiếp báo cáo cho Tổng thống và rất ít các cố vấn An Ninh Quốc Gia. Sở Bắc hoạt động và điều hành các điệp vụ Bắc tiến và ở Lào với sự yểm trợ của Trung ương Tình báo Hoa Kỳ (CIA) tại Sài Gòn. Sau chính biến 1963 Sở Bắc và Đại úy Ngô Thế Linh vẫn tiếp tục hoạt động như trước với Trung ương Tình báo Hoa Kỳ với sự chấp nhận của các tướng lãnh Quân lực VNCH. Trong suốt thời gian từ ngày thành lập (1959) đến hết ngày 1 tháng 1 năm 1963 rất ít người biết đến Sở Bắc. Với chức vụ Chỉ huy trưởng Sở Bắc, Đại úy Ngô Thế Linh tuyển chọn, chỉ huy và điều hành những nhân viên tình nguyện ưu tú cho những điệp vụ nguy hiểm và tối mật ra Bắc. Ông đã thành lập và chỉ huy lực lượng Biệt Hải. Toán Biệt Hải đầu tiên gồm các quân nhân ưu tú của Quân lực VNCH đa số thuộc Liên đoàn 77 và Hải Quân. Từ năm 1961 đến năm 1963, Sở Bắc và Đại úy Ngô Thế Linh đã thực hiện trên 40 Toán Biệt kích và Gián điệp trường kỳ ở Bắc Việt qua đường biển, đường bộ và đường hàng không.

Kể từ năm 1964, Sở Bắc được tách rời khỏi Bộ Tư lệnh LLĐB và trở thành Sở Kỹ thuật trực thuộc Bộ TTM Quân lực VNCH do Đại tá Trần Văn Hổ làm Giám đốc, Thiếu tá Ngô Thế Linh được bổ nhiệm ra Đà Nẵng để thành lập Sở Phòng vệ Duyên Hải và là vị Chỉ huy trưởng đầu tiên của Sở này. Sở Phòng vệ Duyên Hải đồn trú dọc bờ biển Đà Nẵng từ Non Nước, xuống đến Sơn Trà và bãi biển Tiên Sa. Đến giữa năm 1965, Thiếu tá Ngô Thế Linh đã bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng Sở Phòng vệ Duyên Hải qua cho Hải Quân Trung tá Hồ Văn Kỳ Thoại và từ đó Sở được đặt dưới quyền điều động của Bộ Tư lệnh Hải Quân VNCH. Sau khi được vinh thăng Trung tá, ông được bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Nha Kỹ thuật. Trong cương vị này, Trung tá Ngô Thế Linh đã tổ chức và điều hành thêm hai đoàn công tác đặc biệt:

+ Đoàn 68: sử dụng hàng binh và hồi chánh viên CSBV trong việc thu thập tin tức các đơn vị CSBV tại Lào và Campuchia, hoặc lừa địch để tạo sự nghi ngờ và xáo trộn hàng ngũ CSBV.

+ Đoàn 11: hoạt động ngắn hạn từ bắc vĩ tuyến 17 lên Vinh, Lào, Campuchia nhằm phá hoại giao thông, binh trạm của CS dọc đường mòn Hồ Chí Minh và thu thập tin tức về cuộc xâm nhập của CSBV vào miền Nam Việt Nam.

Ông điều khiển các hoạt động chiến tranh tâm lý tại miền Bắc Việt Nam bằng đài phát thanh Tiếng Nói Tự Do, Gươm Thiêng Ái Quốc, Mẹ Việt Nam trong công tác tuyên truyền. Sau Tết Mậu Thân 1968, những công tác oanh tạc tạm ngưng nhưng CSBV vẫn tiếp tục xâm nhập miền Nam Việt Nam. Với chức vụ Phó GĐ Nha Kỹ thuật, vào năm 1970, Đại tá Ngô Thế Linh thành lập và kiêm chức vụ Chỉ huy trưởng Sở công tác Nha Kỹ thuật với trên 1500 chiến sĩ ưu tú của LLĐB. Sau năm 1972, ông về giữ chức Chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện Biệt Kích Yên Thế ở Long Thành. Ông giữ cấp bậc Đại tá trên 7 năm và là một vị chỉ huy trưởng âm thầm bí mật, chiến đấu không vì bằng khen hay huy chương mà cho một lý tưởng cao quý hơn - phục vụ Tổ quốc để bảo vệ Tự do và Dân chủ cho VNCH.

23 năm binh nghiệp, phục vụ cho nền Dân chủ VNCH, Đại tá Ngô Thế Linh là một nhân vật chính yếu của guồng máy tình báo của miền Nam Việt Nam. Ông đã chỉ huy nhiều cơ sở bí mật, chiến đấu trong những trận chiến bí mật tiêu diệt những cơ sở chiến lược của CSBV. Đại tá Ngô Thế Linh đã được Tổ quốc ghi ân với 53 Huy chương, Bảo Quốc Huân Chương, Lục Quân Huân Chương, Tham Mưu Bội Tinh, trên 10 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu... và còn nhiều huy chương cao quý khác của Quân lực VNCH.

Ông Ngô Xuân Hùng, con trai Đại tá tâm sự: "Cha tôi đã nhận những vinh dự trong im lặng không kèn trống, cũng như chấp nhận những thất vọng không một lời phàn nàn, vì lòng tin của Người sắt đá và với tinh thần chống cộng bất diệt. Có lần ông đã nói với các chiến hữu rằng là một người chỉ huy chiến đấu cho lý tưởng tự do mà phải bỏ súng đầu hàng trong khi CS lan tràn tiến tới là một sự tủi nhục. Cho dù có những lý do chính đáng, chúng ta không thể nào tự đề cao những chiến thắng hay là sự hy sinh dũng cảm của chúng ta". Đại tá Ngô Thế Linh là người trầm lặng, trung thực, anh dũng, biết hy sinh. Ông đã giữ trong lòng tất cả những bí mật của cuộc chiến mà ông là nhân vật chính yếu. Với lòng ái quốc ông đã cùng sát cánh với các chiến hữu đấu tranh cho lý tưởng tự do dân chủ.

Người viết vô cùng cảm ơn tư liệu quý báu của con trai Đại tá Ngô Thế Linh, ông Ngô Xuân Hùng và các chiến hữu của Đại tá, nhờ đó người viết có cơ hội tóm lược và phân tích để lưu giữ lại cho đời sau những sự thật về người anh hùng bí mật của LLĐB.

Ozzie Nguyen
(bài viết được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn tài liệu)


Wednesday, May 7, 2014

Nha Kỹ Thuật, những chiến công thầm lặng

Vào đầu năm 1963, Sở khai thác Địa hình được chuyển thành Bộ Tư lệnh LLĐB với 2 đơn vị chiến đấu nòng cốt là Liên đoàn 77 và Liên đoàn 31 với Tư lệnh đầu tiên là Đại tá Lê Quang Tung. Sau chính biến năm 1963 Đại tá Lê Quang Tung bị sát hại, LLĐB dời về Nha Trang. Và trong khoảng thời gian này Sở Bắc được đổi tên thành Sở Khai thác BTTM, duy trì công tác đặc biệt, tách rời khỏi LLĐB, với vị chỉ huy trưởng đầu tiên là Đại tá Trần Văn Hổ. Cùng lúc này, Bộ Tư lệnh Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV - Millitary Assistance Command Vietnam) thay thế cho MAAG (Millitary Assistance and Advisory Group, tức Bộ Quân Viện và Cố vấn) của Hoa Kỳ, được thành lập.

Đại tá Lê Quang Tung,
Tư lệnh đầu tiên LLĐB
Do nhu cầu cấp bách của chiến trường, Sở Khai Thác được chỉ thị huấn luyện các Toán Thám Sát Đặc Biệt mệnh danh là Shinning Brass tại Trung tâm huấn luyện Long Thành, sau này là Trung tâm huấn luyện Quyết Thắng. Trong khoảng thời gian này Sở Liên lạc BTTM được thành lập để đảm trách công tác ngoại biên Việt - Miên và Việt - Lào. Đây là các toán Lôi Hổ có nhiệm vụ thám sát, phá hủy các mục tiêu trọng yếu của CS. Chỉ huy trưởng đầu tiên là Đại tá Hồ Tiêu. Sở Liên lạc (Biệt kích Lôi Hổ) gồm một BCH và 3 Chiến đoàn tại Sài Gòn, 3 chiến đoàn khác đồn trú tại các khu vực khác. Những chiến đoàn biệt kích gồm: Chiến đoàn 1 tại Đà Nẵng, Chiến đoàn 2 tại Kon Tum, Chiến đoàn 3 tại Ban Mê Thuột.

Khoảng năm 1965 - 1966, Sở Khai thác BTTM được đổi tên là Sở Kỹ thuật và không lâu sau được nâng thành Nha Kỹ thuật BTTM. Nha Kỹ thuật lúc này gồm các đơn vị trọng yếu như: Sở Liên lạc với Đoàn 11 và Đoàn 68, Sở Không yểm, Sở Phòng vệ Duyên Hải, TTHL Quyết Thắng, Sở Tâm lý chiến.

Kể từ năm 1972 cho tới sau này địa bàn hoạt động của các Toán thuộc Nha Kỹ thuật được thu hẹp lại cho phù hợp nhu cầu chiến trường. Vị chỉ huy trưởng đầu tiên của Sở công tác là Đại tá Ngô Thế Linh, nguyên PGĐ Nha Kỹ thuật BTTM. Nói đến công tác đặc biệt của Nha Kỹ thuật không thể không nói tới công tác hải-vận. Đây là công tác đưa đón quân nhân Biệt Hải của Nha Kỹ thuật được giao cho Sở Phòng vệ Duyên Hải. Sở Phòng vệ Duyên Hải được chính thức hoạt động khoảng cuối năm 1964 đầu năm 1965.

Một bộ phận hoạt động quan trọng trong Nha kỹ thuật là Sở Tâm lý chiến, đơn vị này hoạt động không thuần túy tham mưu. Sở sử dụng đa số các chuyên viên dân sự để điều khiển hệ thống phát thanh và công tác chiến tranh chính trị nhằm yểm trợ cho hoạt động đặc biệt tại miền Bắc. Sở có trách nhiệm điều khiển hai hệ thống phát thanh. Đài Tiếng Nói Tự Do là một hệ thống phát thanh "xám", tiếng nói của người yêu chuộng tự do chống đối hệ thống tư tưởng CS. Và một hệ thống phát thanh bí mật khác là đài "Gươm Thiêng Ái Quốc", tiếng nói của Mặt Trận Giải phóng Miền Bắc, nhằm hỗ trợ các công tác của toán đặc biệt trong lãnh thổ miền Bắc. Ngoài ra, Sở Tâm Lý Chiến Nha Kỹ Thuật đã thực hiện nhiều công tác ly gián, lừa địch, sử dụng hồi chánh viên và tù binh chính quy Bắc Việt. Phần lớn các hoạt động tâm lý chiến và phát thanh đều được cơ quan tình báo Hoa Kỳ tài trợ và cố vấn kỹ thuật. Sau này đài "Gươm Thiêng Ái Quốc" chấm dứt hoạt động do tình hình chiến sự và chính trị thay đổi. Đài "Mẹ Việt Nam" được nối tiếp duy trì công tác phát thanh của Nha Kỹ Thuật. Từ năm 1964 đến năm 1968 rất nhiều hoạt động đặc biệt nhằm vào miền Bắc được thực hiện. Sau Tết Mậu Thân 1968 và sau Hiệp định Paris hoạt động trên lãnh thổ miền Bắc giảm dần và gia tăng tại các vùng giáp tuyến và biên giới Việt - Lào, Việt - Miên. Đại tá Đoàn Văn Nu được Đại tướng Tổng Tham mưu trưởng bổ nhiệm làm Giám đốc thay thế Đại tá Trần Văn Hổ từ tháng 8 năm 1968 cho tới ngày cuối cùng của Nha kỹ thuật.

Các Toán hành quân của Nha Kỹ thuật, dù thuộc đơn vị nào cũng luôn chứng tỏ tinh thần dũng cảm quên mình, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, vượt mọi hiểm nguy hoàn thành nhiệm vụ cho đến những phút sau cùng của cuộc chiến.

Ozzie Nguyen
(bài viết được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau)

Tuesday, May 6, 2014

Lực lượng đặc biệt, những bóng ma biên giới


Huy hiệu biệt đoàn Lôi Hổ

Trong những năm 1959, 1960 CSBV bành trướng gia tăng các hoạt động phá hoại, khủng bố trên khắp các vùng đất của miền Nam Việt Nam. Trong bối cảnh đó Quân đội Hoa Kỳ gửi thêm 30 Huấn luyện viên Lực lượng đặc biệt (LLĐB) từ căn cứ Fort Bragg sang Việt Nam để tổ chức một chương trình huấn luyện cho Quân lực VNCH. Chính quyền Hoa Kỳ rất lo ngại về vấn đề xâm nhập người và vũ khí của quân CS vào miền Nam Việt Nam. Lúc này Liên đoàn 5 LLĐB Hoa Kỳ được gửi sang Việt Nam và hoàn toàn chịu trách nhiệm cho các hoạt động hành quân đặc biệt tại miền Nam.

Cơ cấu tổ chức của LLĐB gồm Bộ chỉ huy Trung tâm, ban chỉ huy các đại đội, một đại đội truyền tin và một phi đoàn yểm trợ. Đại đội LLĐB thường do một sỹ quan cấp bậc trung tá chỉ huy, gồm một Ban tham mưu và một Bộ chỉ huy Hành quân C, để chỉ huy 3 Bộ chỉ huy hành quân B, mỗi BCH hành quân B sẽ chỉ huy 4 toán A. Toán A là một đơn vị 12 người nòng cốt của LLĐB.

Lôi Hổ lên đường cho chuyến công tác Hạ Lào
Tháng 9 năm 1962, BCH LLĐB tại Việt Nam được thành lập và trực thuộc BCH Quân viện (MAAG). Tháng 11 năm 1962, LLĐB Hoa Kỳ tại Việt Nam được tổ chức gồm có một BCH hành quân C, 3 BCH hành quân B và 26 Toán A, một BCH đặt tại Sài Gòn. Từ tháng 12 năm 1962 đến tháng 12 năm 1963, BCH LLĐB Hoa Kỳ chịu trách nhiệm chỉ huy các hoạt động của Toán A tại Việt Nam. Lúc này các Toán A đã thành lập các trại Dân sự chiến đấu (DSCĐ) trên 4 vùng chiến thuật. Một BCH hành quân B đã thành lập để phối hợp yểm trợ các Toán A. Tháng 12 năm 1963 các Toán A phối hợp với LLĐB Việt Nam huấn luyện và võ trang cho 18000 thuộc lực lượng xung kích và 43000 người phòng vệ dân sự. Tháng 2 năm 1963 BCH LLĐB Hoa Kỳ từ Sài Gòn dời đi Nha Trang để dễ dàng điều hành Toán A và nhận tiếp liệu từ Okinawa.

Từ năm 1965, CSBV thay đổi chiến thuật từ du kích sang trận địa chiến, liên tục mở các cuộc tấn công vào miền Nam Việt Nam. Các hoạt động của LLĐB được chia thành 3 loại:

+ Thiết lập thêm trại DSCĐ để ngăn ngừa mức độ chuyển quân và tiếp vận của CSBV
+ Mở các cuộc hành quân ngoại lệ như Hành quân Delta trong vùng 1 chiến thuật, Hành quân Sigma ở vùng 3 chiến thuật
+ Các cuộc hành quân phối hợp với đơn vị bạn



Bộ chỉ huy LLĐB gồm:

+ Bộ chỉ huy Sở Bắc (CCN): được thành lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1967 tại Đà Nẵng vớ 3 BCH tiền phương 1 tại Phú Bài, BCH tiền phương 3 tại Khe Sanh và BCH tiền phương 4 tại Non Nước, Liên đoàn 5 LLĐB  Hoa Kỳ và ban cố vấn Hải Quân. Các cuộc hành quân vượt biên do BCH Sở Bắc tổ chức nhằm phá hủy đường dây xâm nhập người và tiếp vận của CSBV.

+ Bộ chỉ huy Sở Trung (CCC): đóng tại Kon Tum gồm Liên đoàn 5 LLĐB Hoa Kỳ chịu trách nhiệm tam giác Lào - Miên - Việt nhằm phá hủy các căn cứ, kho tiếp vận của CSBV, đặc biệt là vùng Đông bắc Campuchia. Trong BCH Sở Trung có 30 toán thám sát mỗi toán gồm 3 quân nhân LLĐB Hoa Kỳ và 9 quân nhân Việt Nam. Ngoài ra có có 4 đại đội khai thác, sử dụng tin tức do các toán thám sát cung cấp trong các cuộc hành quân lùng và diệt.

+ Bộ chỉ huy Sở Nam (CCS): được thành lập vào tháng 11 năm 1967 đồn trú tại Ban Mê Thuột. BCH này nhỏ nhất trong các BCH của Liên đoàn Nghiên cứu, Quan sát (MACV-SOG). Khu vực hoạt động chính: đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia. Đơn vị gồm một số toán thám sát và 4 đại đội khai thác. Do địa thế vùng đồng bằng, các đại đội khai thác thường sử dụng xuồng bay trong các cuộc hành quân tiếp ứng. Sự tham chiến của quân đội Hoa Kỳ trong đơn vị này chấm dứt vào tháng 1 năm 1973, tất cả các đơn vị Hoa Kỳ trở về nước.



Binh chủng LLĐB là một binh chung huyền thoại trong Quân sử Quân lực VNCH nhưng lại rất ít người biết tới họ vì đặc tính của LLĐB là BÍ MẬT. Nhiều đơn vị mang cái tên rất lạ như Lôi Hổ, Thám Sát, Sở Công Tác, Liên Lạc, Biệt Kích... Quân nhân của binh chủng này là những chiến sỹ can trường được tuyển chọn và huấn luyện gắt gao, với tư chất gan lỳ, can đảm họ luôn là nỗi khiếp sợ của CSBV tại mặt trận biên giới. Trong cuộc chiến đấu cho miền Nam tự do họ đã để lại nhiều xương máu, chiến đấu ngoan cường với những chiến công thầm lặng.

Bài viết có thể chưa đầy đủ về họ vì nguồn tài liệu thu thập được vô cùng ít ỏi nhưng người viết cũng mong để lại ít nhiều trong lòng người đọc về họ, người lính đặc biệt trong cuộc chiến thầm lặng

Ozzie Nguyen
(bài viết được thu thập và phân tích từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau)