Liên đoàn 1 Biệt Động Quân tại tuyến La Vang cuối tháng 4 năm 1972 |
Năm 1964, các Tiểu đoàn 10, 20, 30 được cải danh thành Tiểu đoàn 11, 21, 31 Biệt Động Quân tương ứng với thứ tự vùng chiến thuật. Đến cuối năm 1964 đầu năm 1965 Binh chủng đã cải tổ và phát triển hoàn chỉnh và có hơn 20 Tiểu đoàn tác chiến gọi là BĐQ tiếp ứng đã cùng các đơn vị bạn như Nhảy Dù, TQLC... tham dự các trận đánh lớn lập nhiều chiến công vẻ vang trên khắp 4 vùng chiến thuật. Điển hình như Trận Bình Giã (vùng 1 CT), Đồng Xoài (vùng 3 CT) và dành nhiều huy chương cao quý. Cuộc chiến ngày càng lan rộng và khốc liệt, bởi vậy năm 1967 Bộ Tổng Tham mưu Quân lực VNCH đã quyết định phát triển và nâng lực lượng BĐQ lên mức Liên đoàn, khởi đầu là Liên đoàn 5 BĐQ tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu QL VNCH, đặc trách chiến trường bảo vệ Biệt khu Thủ Đô. Năm 1970, lực lượng BĐQ có cơ hội vươn mình lớn mạnh và khẳng định mình khi nhận thêm nhiệm vụ chặn tuyến xâm nhập địch quân từ Bắc vào Nam, dọc biên giới Việt-Lào, Việt Nam - Campuchia. Lúc này để đáp ứng nhiệm vụ mới bên cạnh 20 Tiểu đoàn BĐQ tiếp ứng, có thêm 39 Tiểu đoàn BĐQ biên phòng, tham gia hành quân ngoại biên, truy quét CSBV.
Đến năm 1971, Binh chủng BĐQ đã có 15 Liên đoàn. Mùa hè 1972, BĐQ hoàn toàn đảm trách chiến trường Bình Long - An Lộc do Tư lệnh Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn, Chỉ huy trưởng BĐQ chỉ huy. Trong bối cảnh phải chiến đấu tự lực và đơn phương sau Hiệp định Paris, Bộ Tổng tham mưu QL VNCH quyết định thành lập Sư đoàn Biệt Động Quân. Cuối tháng 3 thành lập 2 Sư đoàn là Sư đoàn 101 do vị Tư lệnh đầu tiên và cũng là cuối cùng Đại tá Nguyễn Thành Chuẩn chỉ huy trưởng và Sư đoàn 106 do Đại tá Nguyễn Văn Lộc là Tư lệnh
Biệt Động Quân là một binh chủng biệt động cảm tử luôn dấn thân vào những mặt trận máu lửa nhất. Biệt Động Quân được sử dụng tối đa cho các cuộc hành quân trực thăng vận, vào tận sào huyệt của Cộng Sản, tung hoành khắp 4 vùng chiến thuật. Cọp con thuộc các Tiểu đoàn 41, 42, 43, 44 vang lừng khắp chiến trường; các chiến sỹ mũ nâu thuộc Tiểu đoàn 21 và 39 đã làm cho Quân lực Hoa Kỳ phải ngả mũ kính chào trước sức chiến đấu bền bỉ và dũng mãnh trong cuộc hành quân Lam Sơn 719. Riêng Tiểu đoàn 43 là đơn vị cuối cùng tự thủ tại Sài Gòn bảo vệ cho người dân trước súng đạn của kẻ thù. Biệt Động Quân mãi mãi đi vào những trang hào hùng nhất của Quân lực miền Nam ghi danh tên tuổi bất khuất Vị Quốc Vong Thân như Chuẩn tướng Trần Văn Hai, Đại tá Hồ Ngọc Cẩn....
Ozzie Nguyen