Đại tá Ngô Thế Linh sinh ngày 6 tháng 12 năm 1928 tại làng Thổ Hoàng, quận Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh thuộc miền Bắc Việt Nam. Trong những năm tháng đầu tiên tham gia chống cộng ở miền Bắc (1946 - 1949) ông đã cùng Linh mục Cao Văn Luận chống lại những ảnh hưởng của Việt Minh. Năm 21 tuổi, bị Việt Minh lùng bắt ráo riết ông đã trốn vào Nam. Năm 1953 ông tốt nghiệp Sinh viên Sỹ Quan Khóa 3 Thủ Đức, với cấp bậc Thiếu úy ông về công tác tại Bộ chỉ huy Quân khu 2 Huế và bắt đầu sự nghiệp sỹ quan tình báo.
Cả cuộc đời của ông gắn liền với cuộc đấu tranh đánh phá CSBV phục vụ nền Tự do và Dân chủ cho Việt Nam Cộng Hòa. Cuối năm 1956, Nha Tổng Nghiêm Huấn Bộ Quốc Phòng giải tán. Vào đầu năm 1957, sau khi ổn định chính quyền, Tổng thống Ngô Đình Diệm vinh thăng cấp bậc Thiếu tá cho Đại Úy Lê Quang Tung thuộc Sở An Ninh Quân Đội, gửi đi tu nghiệp nước ngoài. Trở về nước năm 1958, Thiếu tá Lê Quang Tung được vinh thăng Đại tá và được Tổng thống bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Liên lạc trực thuộc Phủ Tổng thống. Cũng trong thời gian này, sau khi chỉ huy nhiều công tác ra Bắc, được sự tín nhiệm của Tổng thống Diệm, Cố vấn Nhu, ông William Colby và Đại tá Lê Quang Tung, Đại Úy Ngô Thế Linh được giao phó nhiệm vụ Trưởng Phòng 45 (Phòng E). Đầu năm 1959, qua sắc lệnh của Tổng thống Ngô Đình Diệm, Đại úy Ngô Thế Linh thành lập Sở Bắc (từ Phòng 45) và cũng là vị Chỉ huy trưởng duy nhất của Sở. Sở Bắc là một tổ chức tối mật trực thuộc Sở Liên lạc, Phủ Tổng thống, trực tiếp báo cáo cho Tổng thống và rất ít các cố vấn An Ninh Quốc Gia. Sở Bắc hoạt động và điều hành các điệp vụ Bắc tiến và ở Lào với sự yểm trợ của Trung ương Tình báo Hoa Kỳ (CIA) tại Sài Gòn. Sau chính biến 1963 Sở Bắc và Đại úy Ngô Thế Linh vẫn tiếp tục hoạt động như trước với Trung ương Tình báo Hoa Kỳ với sự chấp nhận của các tướng lãnh Quân lực VNCH. Trong suốt thời gian từ ngày thành lập (1959) đến hết ngày 1 tháng 1 năm 1963 rất ít người biết đến Sở Bắc. Với chức vụ Chỉ huy trưởng Sở Bắc, Đại úy Ngô Thế Linh tuyển chọn, chỉ huy và điều hành những nhân viên tình nguyện ưu tú cho những điệp vụ nguy hiểm và tối mật ra Bắc. Ông đã thành lập và chỉ huy lực lượng Biệt Hải. Toán Biệt Hải đầu tiên gồm các quân nhân ưu tú của Quân lực VNCH đa số thuộc Liên đoàn 77 và Hải Quân. Từ năm 1961 đến năm 1963, Sở Bắc và Đại úy Ngô Thế Linh đã thực hiện trên 40 Toán Biệt kích và Gián điệp trường kỳ ở Bắc Việt qua đường biển, đường bộ và đường hàng không.
Kể từ năm 1964, Sở Bắc được tách rời khỏi Bộ Tư lệnh LLĐB và trở thành Sở Kỹ thuật trực thuộc Bộ TTM Quân lực VNCH do Đại tá Trần Văn Hổ làm Giám đốc, Thiếu tá Ngô Thế Linh được bổ nhiệm ra Đà Nẵng để thành lập Sở Phòng vệ Duyên Hải và là vị Chỉ huy trưởng đầu tiên của Sở này. Sở Phòng vệ Duyên Hải đồn trú dọc bờ biển Đà Nẵng từ Non Nước, xuống đến Sơn Trà và bãi biển Tiên Sa. Đến giữa năm 1965, Thiếu tá Ngô Thế Linh đã bàn giao chức vụ Chỉ huy trưởng Sở Phòng vệ Duyên Hải qua cho Hải Quân Trung tá Hồ Văn Kỳ Thoại và từ đó Sở được đặt dưới quyền điều động của Bộ Tư lệnh Hải Quân VNCH. Sau khi được vinh thăng Trung tá, ông được bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Nha Kỹ thuật. Trong cương vị này, Trung tá Ngô Thế Linh đã tổ chức và điều hành thêm hai đoàn công tác đặc biệt:
+ Đoàn 68: sử dụng hàng binh và hồi chánh viên CSBV trong việc thu thập tin tức các đơn vị CSBV tại Lào và Campuchia, hoặc lừa địch để tạo sự nghi ngờ và xáo trộn hàng ngũ CSBV.
+ Đoàn 11: hoạt động ngắn hạn từ bắc vĩ tuyến 17 lên Vinh, Lào, Campuchia nhằm phá hoại giao thông, binh trạm của CS dọc đường mòn Hồ Chí Minh và thu thập tin tức về cuộc xâm nhập của CSBV vào miền Nam Việt Nam.
Ông điều khiển các hoạt động chiến tranh tâm lý tại miền Bắc Việt Nam bằng đài phát thanh Tiếng Nói Tự Do, Gươm Thiêng Ái Quốc, Mẹ Việt Nam trong công tác tuyên truyền. Sau Tết Mậu Thân 1968, những công tác oanh tạc tạm ngưng nhưng CSBV vẫn tiếp tục xâm nhập miền Nam Việt Nam. Với chức vụ Phó GĐ Nha Kỹ thuật, vào năm 1970, Đại tá Ngô Thế Linh thành lập và kiêm chức vụ Chỉ huy trưởng Sở công tác Nha Kỹ thuật với trên 1500 chiến sĩ ưu tú của LLĐB. Sau năm 1972, ông về giữ chức Chỉ huy trưởng Trung tâm huấn luyện Biệt Kích Yên Thế ở Long Thành. Ông giữ cấp bậc Đại tá trên 7 năm và là một vị chỉ huy trưởng âm thầm bí mật, chiến đấu không vì bằng khen hay huy chương mà cho một lý tưởng cao quý hơn - phục vụ Tổ quốc để bảo vệ Tự do và Dân chủ cho VNCH.
23 năm binh nghiệp, phục vụ cho nền Dân chủ VNCH, Đại tá Ngô Thế Linh là một nhân vật chính yếu của guồng máy tình báo của miền Nam Việt Nam. Ông đã chỉ huy nhiều cơ sở bí mật, chiến đấu trong những trận chiến bí mật tiêu diệt những cơ sở chiến lược của CSBV. Đại tá Ngô Thế Linh đã được Tổ quốc ghi ân với 53 Huy chương, Bảo Quốc Huân Chương, Lục Quân Huân Chương, Tham Mưu Bội Tinh, trên 10 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu... và còn nhiều huy chương cao quý khác của Quân lực VNCH.
Ông Ngô Xuân Hùng, con trai Đại tá tâm sự: "Cha tôi đã nhận những vinh dự trong im lặng không kèn trống, cũng như chấp nhận những thất vọng không một lời phàn nàn, vì lòng tin của Người sắt đá và với tinh thần chống cộng bất diệt. Có lần ông đã nói với các chiến hữu rằng là một người chỉ huy chiến đấu cho lý tưởng tự do mà phải bỏ súng đầu hàng trong khi CS lan tràn tiến tới là một sự tủi nhục. Cho dù có những lý do chính đáng, chúng ta không thể nào tự đề cao những chiến thắng hay là sự hy sinh dũng cảm của chúng ta". Đại tá Ngô Thế Linh là người trầm lặng, trung thực, anh dũng, biết hy sinh. Ông đã giữ trong lòng tất cả những bí mật của cuộc chiến mà ông là nhân vật chính yếu. Với lòng ái quốc ông đã cùng sát cánh với các chiến hữu đấu tranh cho lý tưởng tự do dân chủ.
Người viết vô cùng cảm ơn tư liệu quý báu của con trai Đại tá Ngô Thế Linh, ông Ngô Xuân Hùng và các chiến hữu của Đại tá, nhờ đó người viết có cơ hội tóm lược và phân tích để lưu giữ lại cho đời sau những sự thật về người anh hùng bí mật của LLĐB.
Ozzie Nguyen
(bài viết được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn tài liệu)
Thursday, May 8, 2014
Wednesday, May 7, 2014
Nha Kỹ Thuật, những chiến công thầm lặng
Vào đầu năm 1963, Sở khai thác Địa hình được chuyển thành Bộ Tư lệnh LLĐB với 2 đơn vị chiến đấu nòng cốt là Liên đoàn 77 và Liên đoàn 31 với Tư lệnh đầu tiên là Đại tá Lê Quang Tung. Sau chính biến năm 1963 Đại tá Lê Quang Tung bị sát hại, LLĐB dời về Nha Trang. Và trong khoảng thời gian này Sở Bắc được đổi tên thành Sở Khai thác BTTM, duy trì công tác đặc biệt, tách rời khỏi LLĐB, với vị chỉ huy trưởng đầu tiên là Đại tá Trần Văn Hổ. Cùng lúc này, Bộ Tư lệnh Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV - Millitary Assistance Command Vietnam) thay thế cho MAAG (Millitary Assistance and Advisory Group, tức Bộ Quân Viện và Cố vấn) của Hoa Kỳ, được thành lập.
Do nhu cầu cấp bách của chiến trường, Sở Khai Thác được chỉ thị huấn luyện các Toán Thám Sát Đặc Biệt mệnh danh là Shinning Brass tại Trung tâm huấn luyện Long Thành, sau này là Trung tâm huấn luyện Quyết Thắng. Trong khoảng thời gian này Sở Liên lạc BTTM được thành lập để đảm trách công tác ngoại biên Việt - Miên và Việt - Lào. Đây là các toán Lôi Hổ có nhiệm vụ thám sát, phá hủy các mục tiêu trọng yếu của CS. Chỉ huy trưởng đầu tiên là Đại tá Hồ Tiêu. Sở Liên lạc (Biệt kích Lôi Hổ) gồm một BCH và 3 Chiến đoàn tại Sài Gòn, 3 chiến đoàn khác đồn trú tại các khu vực khác. Những chiến đoàn biệt kích gồm: Chiến đoàn 1 tại Đà Nẵng, Chiến đoàn 2 tại Kon Tum, Chiến đoàn 3 tại Ban Mê Thuột.
Khoảng năm 1965 - 1966, Sở Khai thác BTTM được đổi tên là Sở Kỹ thuật và không lâu sau được nâng thành Nha Kỹ thuật BTTM. Nha Kỹ thuật lúc này gồm các đơn vị trọng yếu như: Sở Liên lạc với Đoàn 11 và Đoàn 68, Sở Không yểm, Sở Phòng vệ Duyên Hải, TTHL Quyết Thắng, Sở Tâm lý chiến.
Kể từ năm 1972 cho tới sau này địa bàn hoạt động của các Toán thuộc Nha Kỹ thuật được thu hẹp lại cho phù hợp nhu cầu chiến trường. Vị chỉ huy trưởng đầu tiên của Sở công tác là Đại tá Ngô Thế Linh, nguyên PGĐ Nha Kỹ thuật BTTM. Nói đến công tác đặc biệt của Nha Kỹ thuật không thể không nói tới công tác hải-vận. Đây là công tác đưa đón quân nhân Biệt Hải của Nha Kỹ thuật được giao cho Sở Phòng vệ Duyên Hải. Sở Phòng vệ Duyên Hải được chính thức hoạt động khoảng cuối năm 1964 đầu năm 1965.
Một bộ phận hoạt động quan trọng trong Nha kỹ thuật là Sở Tâm lý chiến, đơn vị này hoạt động không thuần túy tham mưu. Sở sử dụng đa số các chuyên viên dân sự để điều khiển hệ thống phát thanh và công tác chiến tranh chính trị nhằm yểm trợ cho hoạt động đặc biệt tại miền Bắc. Sở có trách nhiệm điều khiển hai hệ thống phát thanh. Đài Tiếng Nói Tự Do là một hệ thống phát thanh "xám", tiếng nói của người yêu chuộng tự do chống đối hệ thống tư tưởng CS. Và một hệ thống phát thanh bí mật khác là đài "Gươm Thiêng Ái Quốc", tiếng nói của Mặt Trận Giải phóng Miền Bắc, nhằm hỗ trợ các công tác của toán đặc biệt trong lãnh thổ miền Bắc. Ngoài ra, Sở Tâm Lý Chiến Nha Kỹ Thuật đã thực hiện nhiều công tác ly gián, lừa địch, sử dụng hồi chánh viên và tù binh chính quy Bắc Việt. Phần lớn các hoạt động tâm lý chiến và phát thanh đều được cơ quan tình báo Hoa Kỳ tài trợ và cố vấn kỹ thuật. Sau này đài "Gươm Thiêng Ái Quốc" chấm dứt hoạt động do tình hình chiến sự và chính trị thay đổi. Đài "Mẹ Việt Nam" được nối tiếp duy trì công tác phát thanh của Nha Kỹ Thuật. Từ năm 1964 đến năm 1968 rất nhiều hoạt động đặc biệt nhằm vào miền Bắc được thực hiện. Sau Tết Mậu Thân 1968 và sau Hiệp định Paris hoạt động trên lãnh thổ miền Bắc giảm dần và gia tăng tại các vùng giáp tuyến và biên giới Việt - Lào, Việt - Miên. Đại tá Đoàn Văn Nu được Đại tướng Tổng Tham mưu trưởng bổ nhiệm làm Giám đốc thay thế Đại tá Trần Văn Hổ từ tháng 8 năm 1968 cho tới ngày cuối cùng của Nha kỹ thuật.
Các Toán hành quân của Nha Kỹ thuật, dù thuộc đơn vị nào cũng luôn chứng tỏ tinh thần dũng cảm quên mình, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, vượt mọi hiểm nguy hoàn thành nhiệm vụ cho đến những phút sau cùng của cuộc chiến.
Ozzie Nguyen
(bài viết được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau)
Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh đầu tiên LLĐB |
Khoảng năm 1965 - 1966, Sở Khai thác BTTM được đổi tên là Sở Kỹ thuật và không lâu sau được nâng thành Nha Kỹ thuật BTTM. Nha Kỹ thuật lúc này gồm các đơn vị trọng yếu như: Sở Liên lạc với Đoàn 11 và Đoàn 68, Sở Không yểm, Sở Phòng vệ Duyên Hải, TTHL Quyết Thắng, Sở Tâm lý chiến.
Một bộ phận hoạt động quan trọng trong Nha kỹ thuật là Sở Tâm lý chiến, đơn vị này hoạt động không thuần túy tham mưu. Sở sử dụng đa số các chuyên viên dân sự để điều khiển hệ thống phát thanh và công tác chiến tranh chính trị nhằm yểm trợ cho hoạt động đặc biệt tại miền Bắc. Sở có trách nhiệm điều khiển hai hệ thống phát thanh. Đài Tiếng Nói Tự Do là một hệ thống phát thanh "xám", tiếng nói của người yêu chuộng tự do chống đối hệ thống tư tưởng CS. Và một hệ thống phát thanh bí mật khác là đài "Gươm Thiêng Ái Quốc", tiếng nói của Mặt Trận Giải phóng Miền Bắc, nhằm hỗ trợ các công tác của toán đặc biệt trong lãnh thổ miền Bắc. Ngoài ra, Sở Tâm Lý Chiến Nha Kỹ Thuật đã thực hiện nhiều công tác ly gián, lừa địch, sử dụng hồi chánh viên và tù binh chính quy Bắc Việt. Phần lớn các hoạt động tâm lý chiến và phát thanh đều được cơ quan tình báo Hoa Kỳ tài trợ và cố vấn kỹ thuật. Sau này đài "Gươm Thiêng Ái Quốc" chấm dứt hoạt động do tình hình chiến sự và chính trị thay đổi. Đài "Mẹ Việt Nam" được nối tiếp duy trì công tác phát thanh của Nha Kỹ Thuật. Từ năm 1964 đến năm 1968 rất nhiều hoạt động đặc biệt nhằm vào miền Bắc được thực hiện. Sau Tết Mậu Thân 1968 và sau Hiệp định Paris hoạt động trên lãnh thổ miền Bắc giảm dần và gia tăng tại các vùng giáp tuyến và biên giới Việt - Lào, Việt - Miên. Đại tá Đoàn Văn Nu được Đại tướng Tổng Tham mưu trưởng bổ nhiệm làm Giám đốc thay thế Đại tá Trần Văn Hổ từ tháng 8 năm 1968 cho tới ngày cuối cùng của Nha kỹ thuật.
Các Toán hành quân của Nha Kỹ thuật, dù thuộc đơn vị nào cũng luôn chứng tỏ tinh thần dũng cảm quên mình, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, vượt mọi hiểm nguy hoàn thành nhiệm vụ cho đến những phút sau cùng của cuộc chiến.
Ozzie Nguyen
(bài viết được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau)
Tuesday, May 6, 2014
Lực lượng đặc biệt, những bóng ma biên giới
Huy hiệu biệt đoàn Lôi Hổ |
Trong những năm 1959, 1960 CSBV bành trướng gia tăng các hoạt động phá hoại, khủng bố trên khắp các vùng đất của miền Nam Việt Nam. Trong bối cảnh đó Quân đội Hoa Kỳ gửi thêm 30 Huấn luyện viên Lực lượng đặc biệt (LLĐB) từ căn cứ Fort Bragg sang Việt Nam để tổ chức một chương trình huấn luyện cho Quân lực VNCH. Chính quyền Hoa Kỳ rất lo ngại về vấn đề xâm nhập người và vũ khí của quân CS vào miền Nam Việt Nam. Lúc này Liên đoàn 5 LLĐB Hoa Kỳ được gửi sang Việt Nam và hoàn toàn chịu trách nhiệm cho các hoạt động hành quân đặc biệt tại miền Nam.
Cơ cấu tổ chức của LLĐB gồm Bộ chỉ huy Trung tâm, ban chỉ huy các đại đội, một đại đội truyền tin và một phi đoàn yểm trợ. Đại đội LLĐB thường do một sỹ quan cấp bậc trung tá chỉ huy, gồm một Ban tham mưu và một Bộ chỉ huy Hành quân C, để chỉ huy 3 Bộ chỉ huy hành quân B, mỗi BCH hành quân B sẽ chỉ huy 4 toán A. Toán A là một đơn vị 12 người nòng cốt của LLĐB.
Lôi Hổ lên đường cho chuyến công tác Hạ Lào |
Từ năm 1965, CSBV thay đổi chiến thuật từ du kích sang trận địa chiến, liên tục mở các cuộc tấn công vào miền Nam Việt Nam. Các hoạt động của LLĐB được chia thành 3 loại:
+ Thiết lập thêm trại DSCĐ để ngăn ngừa mức độ chuyển quân và tiếp vận của CSBV
+ Mở các cuộc hành quân ngoại lệ như Hành quân Delta trong vùng 1 chiến thuật, Hành quân Sigma ở vùng 3 chiến thuật
+ Các cuộc hành quân phối hợp với đơn vị bạn
Bộ chỉ huy LLĐB gồm:
+ Bộ chỉ huy Sở Bắc (CCN): được thành lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1967 tại Đà Nẵng vớ 3 BCH tiền phương 1 tại Phú Bài, BCH tiền phương 3 tại Khe Sanh và BCH tiền phương 4 tại Non Nước, Liên đoàn 5 LLĐB Hoa Kỳ và ban cố vấn Hải Quân. Các cuộc hành quân vượt biên do BCH Sở Bắc tổ chức nhằm phá hủy đường dây xâm nhập người và tiếp vận của CSBV.
+ Bộ chỉ huy Sở Trung (CCC): đóng tại Kon Tum gồm Liên đoàn 5 LLĐB Hoa Kỳ chịu trách nhiệm tam giác Lào - Miên - Việt nhằm phá hủy các căn cứ, kho tiếp vận của CSBV, đặc biệt là vùng Đông bắc Campuchia. Trong BCH Sở Trung có 30 toán thám sát mỗi toán gồm 3 quân nhân LLĐB Hoa Kỳ và 9 quân nhân Việt Nam. Ngoài ra có có 4 đại đội khai thác, sử dụng tin tức do các toán thám sát cung cấp trong các cuộc hành quân lùng và diệt.
+ Bộ chỉ huy Sở Nam (CCS): được thành lập vào tháng 11 năm 1967 đồn trú tại Ban Mê Thuột. BCH này nhỏ nhất trong các BCH của Liên đoàn Nghiên cứu, Quan sát (MACV-SOG). Khu vực hoạt động chính: đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia. Đơn vị gồm một số toán thám sát và 4 đại đội khai thác. Do địa thế vùng đồng bằng, các đại đội khai thác thường sử dụng xuồng bay trong các cuộc hành quân tiếp ứng. Sự tham chiến của quân đội Hoa Kỳ trong đơn vị này chấm dứt vào tháng 1 năm 1973, tất cả các đơn vị Hoa Kỳ trở về nước.
Binh chủng LLĐB là một binh chung huyền thoại trong Quân sử Quân lực VNCH nhưng lại rất ít người biết tới họ vì đặc tính của LLĐB là BÍ MẬT. Nhiều đơn vị mang cái tên rất lạ như Lôi Hổ, Thám Sát, Sở Công Tác, Liên Lạc, Biệt Kích... Quân nhân của binh chủng này là những chiến sỹ can trường được tuyển chọn và huấn luyện gắt gao, với tư chất gan lỳ, can đảm họ luôn là nỗi khiếp sợ của CSBV tại mặt trận biên giới. Trong cuộc chiến đấu cho miền Nam tự do họ đã để lại nhiều xương máu, chiến đấu ngoan cường với những chiến công thầm lặng.
Bài viết có thể chưa đầy đủ về họ vì nguồn tài liệu thu thập được vô cùng ít ỏi nhưng người viết cũng mong để lại ít nhiều trong lòng người đọc về họ, người lính đặc biệt trong cuộc chiến thầm lặng
Ozzie Nguyen
(bài viết được thu thập và phân tích từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau)
Thursday, May 1, 2014
Những trận đánh nổi tiếng của Binh chủng Biệt Động Quân
Chưa một binh chủng nào của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa khiến tôi ấn tượng và phải suy nghĩ tìm tòi nhiều như Binh chủng Biệt Động Quân của những người anh hùng Mũ Nâu. Họ là những người lính gan dạ nhất, chịu nhiều thiệt thòi mất mát nhất, gồng gánh trách nhiệm nhiều nhất, ở lại cho đến phút sau cùng của cuộc chiến và chịu nhiều đọa đầy nhất. Suốt những ngày tháng lục tìm tài liệu về họ tôi càng hiểu sâu hơn khi sự thật về họ, về những người hùng vô danh, về những vị Chỉ huy Trưởng hầu như không có hoặc không còn. Bởi vậy ngày hôm nay, với những nguồn tài liệu ít ỏi, tôi chỉ có thể tổng hợp và phân tích một chút về họ. Nhưng dù ít hay nhiều họ đã làm nên một trang sử hào hùng của Quân lực VNCH.
Kể từ ngày thành lập Binh chủng Biệt Động Quân (BĐQ) đã tham gia nhiều trận đánh nổi tiếng:
1. Trận Bình Giã: sáng 28 tháng 12 năm 1964 một tiểu đoàn Việt Cộng tấn công làng Bình Giã, một vị trí chiến lược cách Sài Gòn 67km về phía Tây. Được tin báo, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đổ quân Tiểu đoàn 3 BĐQ xuống để phản công nhưng lại bị Việt Cộng phục kích. Sáng 30 tháng 12 năm 1964, Tiểu đoàn 4 TQLC được đưa đến để tiếp viện và lấy lại được Bình Giã
2. Trận Đồng Xoài: Ngày 9 tháng 6 năm 1965, Việt Cộng tung hai Trung đoàn 762, 763 tấn công Đồng Xoài, Phước Long. Ngày 10 tháng 6 năm 1965, Quân lực VNCH đưa một Tiểu đoàn Bộ Binh và Tiểu đoàn 52 BĐQ (Sấm Sét Miền Đông) vào trận địa. Được Không lực yểm trợ, Tiểu đoàn 52 tấn công như vũ bão đánh tan Việt Cộng.
Thêm chú thích |
4. Hành quân vượt biên qua Campuchia 1970: Trừ Liên đoàn 1 BĐQ nằm ngoài vùng 1 Chiến thuật, các Liên đoàn 2, 3, 4, 5 và 6 đều tham gia hành quân phá hủy các căn cứ tiếp liệu, hậu cần của Việt Cộng.
5. Hành quân Lam Sơn 719 năm 1971: cuộc hành quân diễn ra đầu tháng 2 năm 1971 nhằm phá hủy các căn cứ địa 604 của CSBV. Liên đoàn 1 BĐQ là đơn vị trừ bị cho Quân đoàn 1 nên tham gia hành quân. Liên đoàn 1 gồm 3 tiểu đoàn tham gia là Tiểu đoàn 37 BĐQ, Tiểu đoàn 21 và Tiểu đoàn 39.
6. Mùa hè đỏ lửa 1972: cuối tháng 3 năm 1972 ngoài vùng địa đầu giới tuyến CSBV sử dụng 5 Sư đoàn chính quy: 304, 308, 312, 324 và 325 mở các cuộc tấn công tràn qua sông Bến Hải và từ Lào sang. Các Liên đoàn BĐQ đang hành quân dưới vùng 4, bên Campuchia và trên lãnh thổ của Quân đoàn 3 được đưa ra tham gia ngoài vùng 1 và Cao Nguyên. Các chiến sỹ Mũ Nâu đã sát cánh cùng các binh chủng giữ vững phòng tuyến.
Từ khi thành lập cho đến lúc kết thúc Binh chủng BĐQ, binh chủng của những người lính can đảm hy sinh quên mình, đã chiến đấu bảo vệ quê hương, giữ trọn vẹn màu cờ sắc áo của binh chủng. Và bổn phận chiến đấu đến hơi thơ cuối cùng cho quê hương đã được BĐQ làm tròn. Nhiều đơn vị đã chiến đấu đến chiều 30 tháng 4 năm 1975. Chính họ đã được tạp chí Le Monde của Pháp ca ngợi là "Những người lính danh dự cuối cùng của miền Nam Việt Nam".
Ozzie Nguyen
(bài viết được tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn tài liệu)
Subscribe to:
Posts (Atom)